
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NGHỆ AN
BÀI THAM LUẬN HỘI NGHỊ
KẾT QUẢ BẢO TỒN VÀ NHÂN GIỐNG
CÂY TRÀ HOA VÀNG (Camellia quephongensis) TẠI TỈNH NGHỆ AN
Kính thưa: - …………………………………………………………………
- ………………………………………………………………..
Cây trà hoa vàng với sắc hoa màu vàng là loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Từ lâu đã được người dân sử dụng để trồng làm cảnh hoặc làm thuốc hạ đường huyết, chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét. Hoa chữa đi ngoài ra máu, cũng có thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ, hạt có thể ép để lấy dầu.
Tại Nghệ An trà hoa vàng được bà con đồng bào dân tộc gọi là cây Tắp Quoái, có tên khoa học là Camellia quephongensis Hakoda et Ninh, được hai nhà khoa học người Nhật Bản và Việt Nam phát hiện năm 2012 tại huyện Quế Phong. Trước đây số lượng trà hoa vàng tương đối lớn và được người dân sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm qua tư thương đã thu mua, gom hoa từ rừng tự nhiên rất nhiều với giá khoảng 2,5 triệu – 3,0 triệu đồng/kg hoa khô, nên đến mùa ra hoa người dân bản địa thường tập trung vào rừng thu hái, chặt cả cây xuống để lấy hoa đã làm cho số lượng cây trà hoa vàng hiện còn rất ít, chỉ từ vài đến vài chục cây ở các xã huyện miền núi Quế Phong và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen các loài cây thuốc quý, ngày 22 tháng 11 năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ký quyết định số 5529/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2020”.
Tiếp đó, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định số 6098/QĐ-UBND phê duyệt thuyết minh Đề tài khoa học và công nghệ “Bảo tồn nguồn gen cây trà hoa vàng (Camellia) tại tỉnh Nghệ An” nhằm bảo tồn, lưu giữ và nhân giống phát triển nguồn gen cây trà hoa vàng tại tỉnh Nghệ An với các nội dung và kết quả nghiên cứu như sau :
1. Kết quả khảo sát bổ sung sự phân bố của cây trà hoa vàng
Qua khảo sát bước đầu của chúng tôi đã xác định được ở Nghệ An có 2 loài chè hoa vàng đó là:
a) Trà vàng nhiều lông: Camellia hirsuta Hakoda et Ninh gặp tại Môn Sơn, huyện Con Cuông (Pù Mát), tọa độ: độ cao 350 m, N: 21015’03”, E: 105012’50”. Loài này phân bố ngẫu nhiên trong các khu rừng thứ sinh từ độ cao 100 m đến 400 m. Đây là loài ưa bóng thường mọc dưới tán cây khác trong rừng tự nhiên. Đặc biệt là loài thích phân bố gần khe suối, ưa độ ẩm cao dưới các tán rừng thường xanh. Quần thể trà hoa vàng nhiều lông ở Môn sơn, thuộc vườn quốc gia Pù mát chúng tôi chỉ bắt gặp 3 bụi với số cá thể 2-3 cá thể, chứng tỏ việc khai thác trước đây của người dân miền núi quá nhiều làm cho số cá thể của loài càng ngày càng kiệt quệ.
b) Trà hoa vàng: Camellia quephongensis Hakoda et Ninh
Loài này là loài mới của thế giới và chỉ có ở Việt Nam hay là loài đặc hữu của Việt Nam và phân bố ở huyện Quế Phong. Đây cũng là loài ưa bóng, thường mọc dưới tán rừng thứ sinh, thường phân bố dọc khe suối. Loài chè hoa vàng đã bị khai thác liên tục nhiều năm vì bán được giá và rất chạy hàng nên hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trà hoa vàng có mặt hầu hết tại các xã của huyện Quế Phong, nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Hạnh Dịch, xã Thông Thụ và xã Tiền Phong. Khi điều tra chúng tôi gặp tại xã Châu Thôn quần thể trà hoa vàng 6 bụi còn sót lại, mỗi bụi có 4-5 cá thể cao 3-5 m và ở xã Hạnh Dịch khoảng 60 bụi với các cá thể chè hoa vàng cao 2-3 m. Ở xã Tiền Phong quần thể chè hoa vàng phân bố ngẫu nhiên dọc theo dòng suối có khoảng 20 bụi, mỗi bụi có 3-6 cá thể cao 2-2,5 m.
2. Kết quả xây dựng mô hình bảo tồn cây trà hoa vàng.
Qua điều tra, khảo sát nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã lựa chọn được 05 ha rừng tự nhiên tại khu rừng Na Phông và Huồi Cá thuộc xã Hạnh Dịch (tại tọa độ: N.19040’35’’, E 104055’62’’, độ cao 204 - 221m) để xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ với 60 quần thể trà hoa vàng trên 3 tuổi (mỗi quần thể từ 3 – 5 cá thể đã ra hoa) để bảo tồn và là nơi cung cấp hom giống cho mô hình nhân giống trà hoa vàng.
Tại mô hình bảo tồn nhóm thực hiện nhiệm vụ tiến hành phát quang tất cả các cây bụi dưới tán các cây gỗ, các cây dây leo bám trên cây trà hoa vàng nhằm tạo sự thông thoáng và không gian cho cây trà hoa vàng phát triển. Thuê người chăm sóc, bảo vệ không cho người dân và các loài gia súc phá hại cây trà hoa vàng tại mô hình bảo tồn.
Định kỳ 30 – 35 ngày, đề tài tiến hành cắt tỉa bớt lá già, cành sâu bệnh nhằm giúp cây trà hoa vàng phục hồi, khỏe mạnh và phát triển chồi, ra lộc mới nhằm cung cấp hom giống cho việc nghiên cứu nhân giống.
3. Kết quả phân tích trà hoa vàng
Chúng tôi tiến hành phân tích 5 mẫu hoa và 5 mẫu lá trà hoa vàng về các chất hiếm Germanium, Selenium và Vanadium. Đây là các chất hiếm trong cây, có nhiều ý nghĩa trong quá trình trao đổi chất của thực vật và giúp cho quá trình chuyển hóa, bảo vệ đời sống trong cây. Ngoài ra, các hợp chất này còn có ý nghĩa trong cuộc sống của con người như bổ sung các chất này cho cơ thể con người mà không thể tự tổng hợp được.
Bảng 1. Thành phần các chất hiếm trong hoa
Tên mẫu
Chỉ tiêu
|
Hoa (mg/g)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Germanium
|
0,0426
|
0,0433
|
0,0433
|
0,0430
|
0,0430
|
Selenium
|
0,0039
|
0,0035
|
0,0036
|
0,0035
|
0,0038
|
Vanadium
|
0,0083
|
0,0080
|
0,0080
|
0,0086
|
0,0085
|
Bảng 2. Thành phần các chất hiếm trong lá
Tên mẫu
Chỉ tiêu
|
Lá (mg/g)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Germanium
|
0,0015
|
0,0015
|
0,0014
|
0,0013
|
0,0014
|
Selenium
|
0,0010
|
0,0012
|
0,0009
|
0,0010
|
0,0010
|
Vanadium
|
0,0011
|
0,0013
|
0,0010
|
0,0011
|
0,0012
|
Qua phân tích thành phần các chất Germanium, Selenium, Vanadium có trong hoa từ 0,0035 - 0,0433mg/g; trong lá từ 0,0009 - 0,0015mg/g. Như vậy, muốn khai thác và sử dụng các hợp chất này thì nên chiết xuất hoặc sử dụng trực tiếp dưới trạng trà ở hoa là tốt nhất.
Các chất hiếm này có ý nghĩa rất quan trọng cho cơ thể người và động vật, nó là nguồn nguyên liệu để điều hòa enzim. Ngoài ra các hợp chất này còn có tác dụng chống ung thư như: Gernarium có khả năng cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường quá trình cung cấp oxy cho cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do gây hại. Bảo vệ cơ thể chống lại những tia bức xạ của môi trường.
Selenium: có tác dụng chống oxy hóa, chữa ung thu, tăng cường hệ miễn dịch, chống tim mạch, chống viêm.
Vanadium nó có tác dụng giống như insulin mà không cần đến các chức năng của thận. Vanadium và chromium nếu dùng kết hợp sẽ có tác dụng khống chế lượng đường huyết và giảm lượng mỡ dư thừa sau ăn uống, nhất là khi thường xuyên dùng những thực đơn giàu carbonhydrate.
4. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng.
Đề tài lựa chọn phương pháp nhân giống bằng hom. Đây là phương pháp nhân giống vô tính, dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ.
Do đặc tính của cây trà hoa vàng mọc hoang dại, chúng sống trong các khu rừng ẩm có độ cao từ 200 - 500m. Hàng năm cứ đến tháng 4, tháng 5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2 - 3 năm lá già mới rụng. Tháng 11 bắt đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Vì vậy phải chọn thời điểm cắt cành giâm phù hợp với đặc tính sinh trưởng của chúng. Sau khi cắt cành phải xử lý và bảo quản cành giống đảm bảo vì việc chuyển cành giống từ trong rừng đến vị trí vườn ươm với quãng đường dài nên dễ bị gây hỏng cành giâm trong thời gian vận chuyển.
Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được lựa chọn là IBA và NAA với các nồng độ cho mỗi chất thí nghiệm là 100ppm, 500ppm, 1.000ppm và 1.200ppm được bố trí thí nghiệm như sau.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Đề tài tiến hành bố trí thí nghiệm với 9 công thức thí nghiệm như sau:
TT
|
Công thức
|
Loại Auxin
|
Nồng độ các Auxin
|
1
|
Đối chứng (Đ/C)
|
Không xử lý
|
0
|
2
|
Công thức 1 (CT1)
|
NAA
|
100ppm
|
3
|
Công thức 2 (CT2)
|
NAA
|
500ppm
|
4
|
Công thức 3 (CT3)
|
NAA
|
1.000ppm
|
5
|
Công thức 4 (CT4)
|
NAA
|
1.200ppm
|
6
|
Công thức 5 (CT5)
|
IBA
|
100ppm
|
7
|
Công thức 6 (CT6)
|
IBA
|
500ppm
|
8
|
Công thức 7 (CT7)
|
IBA
|
1.000ppm
|
9
|
Công thức 8 (CT8)
|
IBA
|
1.200ppm
|
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí 9 công thức, tuần tự không lặp lại theo sơ đồ.
CT1
|
CT2
|
CT3
|
CT4
|
Đ/C
|
CT5
|
CT6
|
CT7
|
CT8
|
* Sau 8 đợt thực hiện thí nghiệm đề tài đã thu được kết quả tại bảng 1.
Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ Auxin đến khả năng ra rễ
Công thức TN
|
Loại Auxin
|
Nồng độ
(ppm)
|
Số hom TN
|
Số hom ra rễ
|
Số hom không
ra rễ
|
Tỷ lệ hom ra rễ (%)
|
Mô sẹo
|
Chết
|
ĐC
|
Không xử lý
|
0
|
30
|
5,5e
|
0
|
24,5a
|
18,3e
|
CT1
|
NAA
|
100
|
30
|
17,0bc
|
1
|
12,0cd
|
56,7bc
|
CT2
|
NAA
|
500
|
30
|
15,8cd
|
0
|
14,2bc
|
52,5cd
|
CT3
|
NAA
|
1.000
|
30
|
23,1a
|
1,2
|
5,7e
|
77,1a
|
CT4
|
NAA
|
1.200
|
30
|
15,9bcd
|
0
|
14,1bcd
|
52,9bcd
|
CT5
|
IBA
|
100
|
30
|
15,6cd
|
0
|
14,4bc
|
52,1cd
|
CT6
|
IBA
|
500
|
30
|
17,3b
|
0
|
12,7d
|
57,5b
|
CT7
|
IBA
|
1.000
|
30
|
22,9a
|
1,3
|
5,8e
|
76,3a
|
CT8
|
IBA
|
1.200
|
30
|
15,5d
|
0
|
14,5b
|
51,7d
|
LSD0,05
|
-
|
-
|
-
|
1,49
|
-
|
1,49
|
4,99
|
CV%
|
-
|
-
|
-
|
9,1
|
-
|
11,1
|
9,1
|
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa P<0,05
Qua thí nghiệm nhận thấy các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau ở các nồng độ khác nhau thì có sự khác biệt lớn với công thức đối chứng không xử lý. Tất cả các công thức đều có số hom ra rễ và tỷ lệ hom ra rễ cao hơn ở mức ý nghĩa P<0,05. Trong đó, công thức 3 và công thức 7 ở nồng độ 1.000 ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất từ 76,3 – 77,1%. Qua nghiên cứu thí nghiệm, đề tài đã sản xuất được 1.188 cây giống trà hoa vàng đạt tiêu chuẩn cây con.
5. Kết quả trồng thử nghiệm
Trong khuôn khổ đề tài mới dừng lại ở khâu nhân giống. Sau nhân đã trồng thử nghiệm tại 03 mô hình ở huyện Quế Phong. Hiện nay, còn khoảng 700 cây còn sinh trưởng phát triển tại các mô hình.
6. Hiệu quả kinh tế - xã hội và nghiên cứu khoa học
* Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan:
Việc nghiên cứu về cây trà hoa vàng tại Nghệ An sẽ làm cơ sở dữ liệu về tình trạng bảo tồn, phân tích các chất hóa học, nhân giống của nguồn gen trà hoa vàng.
Góp phần vào mục tiêu chung của thế giới về việc bảo tồn các loài thực vật quí hiếm khỏi các nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Lưu trữ nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác và sử dụng bền vững trong tương lai.
* Đối với tổ chức chủ trì và cơ sở ứng dụng kết quả:
Làm cơ sở tiền đề phục vụ các chương trình bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen các loài thực vật quí hiếm nói riêng và các loài thực vật ở Nghệ An nói chung.
Là cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng nhằm bảo tồn có hiệu quả các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm tại Nghệ An.
* Đối với kinh tế - xã hội và môi trường:
Đây là cơ sở tiền đề để tiến tới mở rộng các chương trình trồng rừng, phục hồi rừng góp phần lưu giữ các cây, con, giống quý có giá trị cao đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội và từng bước làm thoả mãn các nhu cầu ngày một tăng về các sản phẩm rừng của xã hội.
Ngoài vai trò làm dược liệu, làm cảnh, trà hoa vàng có thể trồng thử nghiệm làm cây tầng dưới tại các đai rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc trồng ở quy mô công nghiệp. Nếu việc thử nghiệm trồng thành công thì sẽ góp phần tích cực vào trồng rừng hỗn loài, nhiều tầng trong các đai rừng phòng hộ đầu nguồn đang có yêu cầu hiện nay.
* Tính mới, tính sáng tạo, độc đáo
Việc thực hiện thành công đề tài giúp cho ngành khoa học lần đầu tiên có được bộ dữ liệu đầy đủ và toàn diện nhất về loài Trà hoa vàng của Nghệ An, bao gồm: Tên loài, đặc điểm ngoại cảnh, phân bố, hoạt chất hóa học, quy trình chọn giống, nhân giống cây trà hoa vàng,…
Lần đầu tiên xây dựng được các mô hình: Bảo tồn trà hoa vàng, vườn nhân giống và mô hình trồng thử nghiệm cây trà hoa vàng tại huyện Quế Phong.
7. Đề xuất – Kiến nghị
* Đối với UBND các huyện có trà hoa vàng phân bố tự nhiên:
- Cần quy hoạch và thiết lập một số vùng trong tự nhiên có sự phân bố tập trung nhiều của quần thể Trà hoa vàng để tạo ra vườn giống gốc, phục vụ công tác nghiên cứu và cung cấp hom giống.
- Trà hoa vàng là cây ưa bóng, thường mọc dưới tán rừng thứ sinh. Vì vậy, cần phát triển trồng xen trong các khu rừng tự nhiên, gần khe suối, khu đất có cây che bóng. Nếu phát triển trồng trên các đồi hoang, đồi trọc thì cây cần có thời gian thích nghi (rèn luyện) dần với điều kiện sống khắc nghiệt bên ngoài, đặt biệt là thời tiết nắng nóng mùa hè.
* Đối với Sở Khoa học và Công nghệ:
- Cần tiếp tục nghiên cứu và thử hoạt tính sinh học (thử hoạt tính kháng ung thư, chống oxy hóa của dịch chiết thô của hoa và lá) để đánh giá được giá trị nhằm định hướng bảo tồn và khai thác bền vững.
- Tiếp tục nghiên cứu trồng thử nghiệm trà hoa vàng để xác định: Khoảng cách, mật độ trồng, liều lượng phân bón, quy trình chăm sóc,… phù hợp với cây trà hoa vàng để cho lượng hoa cao nhất.
* Đối với UBND tỉnh Nghệ An:
- Cần tiếp tục thực hiện khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng làm dược liệu phục vụ nhu cầu của con người.
- Thực hiện chỉ dẫn địa lý nguồn gen trà hoa vàng Camelia quephongensis tại huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An.
Xin trân trọng cảm ơn!


